HỖ TRỢ ONLINE

Nhân viên kinh doanh

08 6678 9577

Cửa hàng Nguyễn Trãi

Cửa hàng LotteMart Q7

Liên Hệ Làm Đại Lý

26 kiểu biểu hiện ngôn ngữ của thỏ

(28/09/2012 11:01 AM)


26 kiểu biểu hiện ngôn ngữ của thỏ

 

Về mặt âm thanh:

1.      Tiếng kêu gru gru : thường là tỏ sự bất mãn đối với hành vi của chủ nhân hay một con thỏ khác. Tiếng gru gru cho thấy thỏ con đang bất mãn, đang giận. Giống như nó không thích người khác ẵm nó hay đụng vào nó thì sẽ phát ra tiếng gru gru. Nếu như bạn không dừng lại hành động ngay lúc đó thì bạn sẽ bị thỏ cắn đấy.

2.      Tiếng thở mạnh : tiếng thở mạnh cho thấy thỏ con đang chịu sự uy hiếp của một vật hay hành động nào đó. Nếu như hành động của bạn làm cho thỏ con chịu sự uy hiếp và bạn không lập tức dừng lại hành động đó thì bạn sẽ bị thỏ cắn.

3.      Tiếng kêu thất thanh : tiếng kêu thất thanh của thỏ với người là giống nhau, thường là tỏ ra sự sợ hãi hay sự đau đớn. Nếu thỏ con đột nhiên kêu thất thanh thì bạn phải lập tức chú ý tới nó, vì có khả năng thỏ con đang bị thương.

4.      Tiếng mài răng :

a. Tiếng mài răng lớn : thỏ đang cảm thấy đau đớn, tốt nhất là bạn đưa thỏ tới bác sĩ thú y khám.

b. Tiếng mài răng nhỏ : thỏ con đang rất mãn nguyện, rất vui vẻ. Khi thỏ phát ra tiếng mài răng nhỏ, nếu bạn dùng tay sờ vào cằm dưới của nó, bạn sẽ cảm thấy được hàm răng đang ma sát. Lúc này mắt thỏ thường ở trạng thái nửa nhắm nửa mở.

5.      Tiếng nghiến răng : khi thỏ con phát ra tiếng nghiến răng tức là nó đang chịu sự đau đớn. Lúc này thỏ thường ngồi cong lưng, hai tai đổ về phía sau dính chặt thân thể.

6.      Tiếng kêu u u : cũng giống như mèo, khi thỏ mãn nguyện cái gì đó chúng sẽ phát tiếng kêu u u. Nhưng điểm khác biệt giữ thỏ và mèo ở đây là mèo dùng cổ họng phát tiếng kêu, còn thỏ dùng răng phát tiếng kêu.

7.      Tiếng xì xì : thường tiếng kêu xì xì là thỏ đang phát ra cảnh cáo phản kích đối với một con thỏ khác, chủ yếu là thông báo tới con thỏ khác đừng có tới gần nó, nếu không sẽ bị phản kích.

8.      Tiếng kêu phát tình : tiếng kêu phát tình khác với tiếng gru gru, nó trầm hơn và có quy luật hơn. Thường thì thỏ đực khi muốn theo đuổi thỏ cái sẽ phát ra tiếng kêu này. Tiệt sản sẽ giúp giảm thiểu hành vi phát tình, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ hết hành vi đó. Thỏ đực sau khi tiệt sản vẫn theo đuổi thỏ cái.

 

Về mặt động tác :

9.      Xoay tròn : khi thỏ trưởng thành sẽ có những động tác xoay tròn. Xoay tròn là hành vi phát tình, đôi khi sẽ kèm theo tiếng gru gru. Thông thường khi thấy thỏ bắt đầu có hành động này thì nghĩa là tới lúc ta có thể đưa chúng đi tiệt sản được rồi. Xoay tròn cũng đồng thời biểu hiện muốn gây sự chú ý hoặc yêu cầu cho ăn.

10.Nhảy nhót : khi thỏ cảm thấy rất vui vẻ sẽ nhảy nhót tại chỗ, hơi nghiêng mình ở giữa không trung, đôi khi thỏ sẽ vừa nhảy vừa lắc đầu. Lúc thỏ nhảy giống như đang nhảy múa vậy. Đặc biệt là thỏ mini, chúng ưa thích nhảy nhót để biểu đạt niềm vui và cảm giác đang hưởng thụ của chúng.

11.Nhảy chồm lên : có một số thỏ không thích người khác đụng vào đồ vật của mình. Khi chủ nhân làm vệ sinh lồng cho nó hay thay thức ăn mới trong chén ăn, thỏ sẽ nhảy chồm lên. Như vậy tức là chúng không thích, nhảy chồm lên là một cách biểu hiện của sự công kích.

12.Đứng kiễng chân : khi thỏ đứng kiễng chân (đứng bằng mũi chân) cũng có nghĩa là đang phát ra lời cảnh cáo. Chúng sẽ duy trì động tác này cho tới khi nguy hiểm qua đi, và động tác đó duy trì được từ mấy giây cho tới mấy phút. Khi thỏ tức giận, chúng cũng đứng kiễng chân.

13.Dậm chân : khi thỏ cảm thấy sợ hãi, chúng sẽ dùng chân sau dậm xuống. Ở ngoài hoang dã, khi có kẻ địch tiếp cận, thỏ sẽ dùng cách dậm chân để thông báo cho đồng loại biết có nguy hiểm.

14.Ngủ nghiêng : trạng thái ngủ nghiêng, chân duỗi thẳng ra tức là chúng đang cảm thấy an toàn. Nếu bạn không tới làm phiền nó, nó sẽ đi vào giấc ngủ rất nhanh.

15.Thu mình lại : khi thỏ cố gắng thu mình lại có nghĩa là nó đang rất lo lắng, cảm giác nguy hiểm đang tới gần. Ở ngoài hoang dã cũng vậy, khi cảm thấy nguy hiểm đang tới gần, thỏ sẽ thu mình lại để tránh bị kẻ địch nhìn thấy.

16.Ngồi xổm xuống : động tác ngồi xổm xuống với thu mình lại có ý nghĩa khác nhau. Khi ngồi xổm xuống, cơ bắp thỏ thả lỏng, là biểu hiện của sự thoải mái.

17.Nằm ngửa : biểu hiện tâm trạng của thỏ rất tốt, cảm giác rất thoải mái.

18.Đẩy tay của bạn ra : tức là thỏ cảm thấy mình đã làm tốt việc đang làm, đồng thời báo cho bạn biết đừng can thiệp chuyện của nó.

19.Mũi và cơ thể áp sát lồng : tức là đang cầu khẩn, hy vọng có được chút đồ ăn hay được đối đãi tốt. Ví dụ như thỏ con muốn ăn vặt, muốn bạn thả nó ra chơi.

20.Cắn nhẹ : động tác cắn nhẹ ở trong thế giới thỏ có nghĩa là “được rồi, tôi đã đủ rồi”. Chúng sẽ dùng động tác cắn nhẹ để nói cho chủ nhân biết và dừng hành động đó ngay lập tức.

21.Liếm tay : có nghĩa là cám ơn. Nếu thỏ nhà bạn liếm tay của bạn thì tức là nó đang muốn nói lời cám ơn bạn đó.

22.Đuôi co giật : đuôi co giật là biểu hiện của sự thách thức, giống như con người có động tác le lưỡi ra vậy. Thông thường thỏ sẽ vừa nhảy nhót vừa làm đuôi co giật. Ví dụ như bạn muốn bắt thỏ vào lồng, nó sẽ nhảy lên va co giật đuôi lại, ý nói “đố bắt được tôi đó”.

23.Dùng cằm chà xát đồ vật : do vị trí cằm của thỏ có tuyến hương, cho nên thỏ sẽ dùng cằm để chà xát đồ vật, nhằm lưu lại mùi hương của mình để phân ranh giới. Loại mùi hương này con người không thể ngửi thấy được, và chỉ có thỏ mới biết được mà thôi.

24.Phun nước tiểu : thỏ đực trưởng thành chưa bị tiệt sản sẽ có hành vi này. Phun nước tiểu là cách để phân ranh giới và chiếm hữu thỏ cái. Thỏ cái cũng có thể có hành vi giống vậy nhưng chủ yếu xuất hiện ở thỏ đực nhiều hơn.

25.Khắp nơi đại tiện : thông thường thỏ chỉ đại tiện một chỗ, nếu thỏ đại tiện ở những chỗ khác nhau có nghĩa là chúng đang phân chia ranh giới.

26.Nhổ lông : thỏ mẹ trước khi sinh thỏ con 1 ngày sẽ có hành vi nhổ lông. Chúng nhổ lông ở phần ngực và hai bên chân, lấy phần lông nhổ ra để làm tổ giữ ấm cho thỏ con. Những con thỏ giả bộ mang thai cũng có hiện tượng nhổ lông.

 

«  1 2 3 4 5  »